THẾ NÀO LÀ RAU BẨN? HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RAU BẨN

THẾ NÀO LÀ RAU BẨN? HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RAU BẨN

THẾ NÀO LÀ RAU BẨN? HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RAU BẨN

Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng thực phẩm bẩn luôn là nỗi lo ngại của người tiêu dùng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện nhiều thông tin về các loại rau củ bị nhiễm bẩn, nhiễm độc do hóa chất BVTV và chất bảo quản. Việc sử dụng rau bẩn trong bữa ăn luôn tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng SUNI GREEN FARM tìm hiểu thế nào là rau bẩn và nguyên nhân dẫn đến tình trạng rau bẩn được bán tràn lan trên thị trường.

Thế nào là rau bẩn?

Rau bẩn được định nghĩa là loại rau có tồn dư nhiều hóa chất độc hại, thường được tưới bằng nguồn nước bẩn ô nhiễm.

Rau bẩn sẽ có các chỉ tiêu về hàm lượng Nitrat, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây hại và tồn dư kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.

Nhờ lượng hóa chất độc hại đó mà những loại rau này không bị sâu hại không cắn phá, màu luôn xanh mướt, trông rất đẹp mắt, dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng.

Các hóa chất dính vào rau trong một thời gian ngắn, chúng sẽ thẩm thấu vào bên trong rau và không thể rửa sạch dù có ngâm lâu nước muối. Khi chúng ta ăn loại rau bẩn này, những chất độc hại sẽ tích tụ bên trong cơ thể qua thời gian sẽ gây ra những căn bệnh quái ác cực kỳ nguy hiểm.

Xem thêm:

>> THẾ NÀO LÀ RAU TRỒNG THUẬN TỰ NHIÊN? LOẠI RAU NÀY CÓ GIỐNG RAU HỮU CƠ?

>> RAU AN TOÀN VÀ RAU HỮU CƠ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Rau bẩn do đâu?

Nhiều người thắc mắc về nguyên nhân khiến rau bẩn, mặc dù nhìn bề ngoài, các rau củ quả này trông rất bắt mắt, không có vẻ gì là "bẩn" cả.

Có 4 nguyên nhân chính làm rau bẩn và mất an toàn, đó là hàm lượng Nitrat, vi sinh vật gây hại, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng.

Dư lượng Nitrat (NO3-)

Rau bị tồn dư lượng Nitrat chủ yếu là do người trồng bón quá nhiều phân hóa học có chứ NO3- (phân đạm, phân NPK).

Nitrat (NO3-) là dạng chất đạm hiện diện trong các loại rau xanh. Khi được cung cấp lượng Nitrat vừa đủ, rau sẽ có màu xanh đẹp mắt. Tuy nhiên, lượng nitrat có thể tích lũy trong rau, phụ thuộc vào liều lượng phân đạm được bón. Nếu dùng NO3-, bạn cần có thời gian cách ly, ngưng bón phân trước khi thu hoạch 1 khoảng thời gian hợp lý với từng loại rau.

Hàm lượng Nitrat trong rau sạch được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn không quá 300mg/kg rau tươi.

Rau bẩn thường tồn dư lượng Nitrat là do việc bón phân không cân đối gây ra. Khi dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Vì vậy nitrat luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của rau củ quả.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Nguyên nhân gây ra tồn dư lượng thuốc BVTV:

Người trồng rau vì lợi nhuận nên không ngần ngại dùng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kích thích vượt ngưỡng cho phép để rau phát triển nhanh, đẹp mã và rút ngắn thời gian thu hoạch.

Bên cạnh đó, họ cũng bỏ qua thời gian cách ly bắt buộc đối với rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch.

Các loại rau bẩn thường bị nhiễm độc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng đang có tồn dư thuốc, chưa đủ thời gian cách ly.

Mức độ nhiễm độc hóa chất BVTV của rau bẩn sẽ tùy thuộc vào loại hóa chất được người trồng sử dụng, liều lượng và thời gian cách ly dài hay ngắn.

Vi sinh vật gây hại (Coliform, E. Coli, Salmonella...)

Nguyên nhân gây ra sự tồn tại của vi sinh vật có hại trong rau là do nguồn nước tưới rau không đảm bảo vệ sinh, đất trồng bị ô nhiễm, việc bón phân tươi và quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển và buôn bán, các tiểu thương thường dùng nguồn nước ô nhiễm tưới trực tiếp lên rau quả nhằm giúp rau được tươi lâu hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến rau quả bị nhiễm các vi sinh vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: ký sinh trùng, giun sán,...

Dư lượng kim loại nặng

Có 4 kim loại nặng rau dễ bị nhiễm nhất là chì, Arsenic, Cadmium, thủy ngân. Các kim loại nặng này thường tồn tại trong nguồn nước bị nhiễm bẩn và khói thải từ các khu công nghiệp, hoặc có sẵn trong đất.

Các loại rau bẩn thường được trồng trên đất có chứa kim loại nặng, hoặc trồng quá gần các nhà máy. Người trồng thường sử dụng nước ô nhiễm từ kênh mương có nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư, nước thải sinh hoạt, nước cống rãnh bẩn và cả dầu nhớt để tưới rau. Nếu dùng nguồn nước này tưới trong thời gian dài, lá và thân rau sẽ bị tích lũy kim loại nặng.

Rau trồng bị phun quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và bón nhiều phân rác cũng có nguy cơ nhiễm kim loại nặng.

Ngoài ra, rau sau khi thu hoạch rửa qua với nước xong bị ô nhiễm cũng có nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng.

Các loại rau sinh sống ở những vùng ẩm ướt như rau muống, rau rút, rau cần… có khả năng nhiễm kim loại chì và thủy ngân cao.

Rau diếp, cần tây, cải bắp có xu hướng tích lũy Cd khá cao trong lá. Kim loại nặng Asennic thường tích lũy nhiều nhất trong các loại rau họ cải.

Hậu quả của việc sử dụng rau bẩn trong thời gian dài

Người xưa có câu: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra". Với thực trạng rau bẩn tràn lan trên thị trường như hiện nay, chúng ta rất khó có thể kiểm soát được độ an toàn của các loại rau xanh tiêu thụ hàng ngày. Trong đó, thực phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc được sản xuất với quy trình bẩn sẽ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Việc tiêu thụ rau bẩn cũng đồng nghĩa với việc đưa các chất độc hại vào người. Rau bẩn không hề cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nó chính là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, các bệnh đường ruột, gan và thậm chí là gây ung thư....

Các vi sinh vật gây hại như ký sinh trùng giun sán, vi khuẩn đường ruột trong rau bẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt, vi khuẩn Coliform, E. Coli, Salmonella trong các loại rau như húng, kinh giới, mùi và rau thủy sinh thường gây ra chứng tiêu chảy.

Rau bẩn tồn dư nitrat có thể gây ngộ độc cấp tính gây cản trở lưu thông oxy, thiếu máu. Về lâu dài, chất này sẽ kết hợp với các amin tạo thành nitrosamin gây ung thư. Dư lượng Nitrat còn gây ra hội chứng trẻ xanh Methemoglobinemia - da tái xanh, mắt đờ đẫn.

Thuốc BVTV tồn dư trong rau bẩn rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, có thể gây ngộ độc cấp tính, ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây biến di truyền. Các loại rau bẩn bị nhiễm hóa chất BVTV rất nguy hiểm đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người mới ốm dậy, người mắc các bệnh mạn tính... Nếu tiêu thụ trong một thời gian dài, các chất độc hại trong rau bẩn sẽ ngấm vào cơ thể, chuyển hóa qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, suy nhược cơ thể, sảy thai ở phụ nữ, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, ung thư...

Nếu lượng hóa chất độc hại trong rau vượt ngưỡng cho phép có thể bị ngộ độc tức thời như nôn mửa, đau bụng, đi ngoài dữ dội, chóng mặt, vã mồ hôi, co giật…. Hoặc ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các biểu hiện về thần kinh như suy hô hấp, liệt cơ, hôn mê và tử vong.

Kim loại nặng trong rau bẩn được xem là yếu tố nguy hiểm nhất. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư cho người sử dụng. Kim loại nặng sẽ không đào thải ra ngoài mà tích lũy dần trong cơ thể, khi đến một ngưỡng nào đó sẽ gây ra bệnh. Những căn bệnh do nhiễm kim loại nặng thường âm thầm, không gây ngộ độc cấp tính, nên thường ít được chú ý như các yếu tố còn lại.

Những giải pháp đối phó với thực trạng rau bẩn hiện nay

Thực trạng rau bẩn hiện nay vẫn luôn là nỗi lo ngại của người tiêu dùng nông sản Việt. Để trở thành người tiêu dùng thông thái, người tiêu dùng trang bị đầy đủ kiến thức phân biệt đâu là rau củ sạch và rau bẩn để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Sức khỏe là quan trọng nhất, vì vậy chúng ta nên chủ động lựa chọn những thực phẩm sạch và an toàn. Khi mua rau củ quả, nên chọn mua rau sạch ở những cửa hàng rau sạch lớn, uy tín và được cấp giấy phép chứng nhận từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, chúng ta có thể tự trồng rau sạch tại nhà để tiết kiệm chi phí và hạn chế tình trạng mua phải rau bẩn có chứa các chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Xem thêm các loại rau sạch hữu cơ có bái tại SUNI GREEN FARM:

>> Bí Nụ Hữu Cơ

>> Cải bó xôi hữu cơ

>> Cải Kale Đà Lạt Hữu Cơ

Mua rau sạch hữu cơ chất lượng và uy tín ở đâu tại TP HCM?

Suni Green Farm chuyên cung cấp các loại rau củ quả hữu cơ sạch và an toàn, được trồng theo phương pháp hữu cơ và phương pháp thuận tự nhiên. Với phương châm đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, chúng tôi luôn mong muốn gửi đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, với hương vị thuần khiết, tươi ngon nhất, cho bữa cơm gia đình thêm thơm ngon và đầy dinh dưỡng.

SUNI GREEN FARM - CỬA HÀNG RAU CỦ QUẢ HỮU CƠ

Địa chỉ cửa hàng: 183B Trần Quốc Thảo, P9, Q3, TP.HCM.

Hotline: 089.932.7766

Website: www.sunigreenfarm.vn

Link đặt hàng: m.me/sunigreenfarmvn

#rausach #rauhuuco #cuahangrauhuuco #raucuquasach #cửa_hàng_organic #cửa_hàng_rau_sạch

 
 
 
← Bài trước Bài sau →

Đăng kí nhận tin

Đăng ký Email để theo dõi những sản phẩm được giảm giá của chúng tôi